top of page
Search
  • luathungsonads

Kinh nghiem giai quyet tranh chap dat dai

Kỹ năng tiếp xúc khách hàng trong vụ án tranh chấp đất đai

Khi tiếp xúc khách hàng trong vụ việc tranh chấp đất đai, bạn cần khai thác tối đa các thông tin, dữ liệu, tài liệu cần thiết để phục vụ cho quá trình giải quyết tranh chấp. Thông thường các thông tin, tài liệu cần khai thác khi tiếp xúc khách hàng sẽ bao gồm:


Thông tin về nhân thân của các chủ thể có liên quan đến tranh chấp đất đai, bao gồm:

Họ và tên;

Ngày tháng năm sinh, năm mất;

Địa chỉ, số điện thoại liên hệ,…

Các giấy tờ cá nhân kèm theo (nếu có).

Thông tin có liên quan đến quyền sử dụng đất đang tranh chấp gồm:

Thông tin về địa chỉ, nguồn gốc và diện tích thửa đất;

Thông tin về hiện trạng của thửa đất;

Thông tin về giá trị của quyền sử dụng đất đang tranh chấp;

Các giấy tờ pháp lý có liên quan đến thửa đất đang tranh chấp.

Các tài liệu về quá trình giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất (nếu có)

Kinh nghiệm thu thập tài liệu trong vụ án đất đai

Thứ nhất, các nguồn chứng cứ trong vụ án tranh chấp đất đai:


Chứng cứ để giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì có ở các nguồn như:


Chứng cứ là những tài liệu có thể đọc được;

Chứng cứ là những tài liệu mà có thể nhìn được, nghe được;

Chứng cứ là các dữ liệu điện tử;

Chứng cứ là bản kết luận giám định;

Chứng cứ là biên bản ghi kết quả của việc thẩm định tại chỗ;

Chứng cứ là kết quả thẩm định giá, định giá tài sản;

Chứng cứ là vi bằng ghi nhận hành vi, sự kiện pháp lý có liên quan đến đất đai do Thừa phát lại lập;

Chứng cứ là văn bản chứng thực, là văn bản công chứng.

Thứ hai, về cách thu thập tài liệu chứng cứ để phục vụ cho quá trình giải quyết tranh chấp đất đai


Thu thập tài liệu, chứng cứ từ khách hàng;

Thu thập tài liệu, chứng cứ từ các cơ quan hành chính như: Phòng Tài nguyên Môi trường, Ủy ban nhân dân xã/phường, Văn phòng đăng ký đất đai, Ủy ban nhân dân quận/huyện, ..

Thu thập tài liệu, chứng cứ qua những đương sự khác có trong vụ án tranh chấp đất đai như: Nguyên đơn, bị đơn, người làm chứng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, …

Đề nghị tòa án hỗ trợ thu thập tài liệu, chứng cứ: Đối với một số chứng cứ mà không thể tự mình thu thập được thì bạn hoàn toàn có thể đề nghị Tòa án hỗ trợ thu thập tài liệu, chứng cứ. Đồng thời bạn cũng có thể xin sao chụp tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án tranh chấp đất đai để phục vụ cho việc nghiên cứu, giải quyết tranh chấp đất đai.

Kỹ năng tham gia hòa giải tranh chấp đất đai

Không phải loại tranh chấp liên quan đến đất đai nào cũng bắt buộc phải hòa giải tại UBND xã. Vì vậy, bạn cần nắm rõ những tranh chấp nào bắt buộc phải hòa giải tại UBND cấp xã rồi mới được khởi kiện, tranh chấp nào không cần hòa giải để có hướng giải quyết sao cho phù hợp.

Theo quy định của Luật đất đai thì chỉ những tranh chấp liên quan đến việc xác định ranh giới, mốc giới, xác định ai là người có quyền sử dụng đất,.. thì bắt buộc phải hòa giải mới được khởi kiện. Còn đối với các tranh chấp khác mà liên quan đến quyền sử dụng đất như: chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất; tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất; tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất … thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là điều kiện bắt buộc để có thể tiến hành khởi kiện.


Xử lý trường hợp UBND xã không thực hiện hoặc chậm thực hiện việc hòa giải

Nếu quá thời hạn 45 ngày kể từ khi nhận được đơn đề nghị, mà UBND cấp xã chưa tổ chức buổi hòa giải tranh chấp đất đai thì bạn có quyền khiếu nại về vấn đề này.


Thành phần tham gia hòa giải tranh chấp đất đai.

Khi tham gia buổi hòa giải tranh chấp đất đai cần để ý tránh thiếu sót thành phần tham gia. Trường hợp thiếu thành phần tham gia hòa giải tranh chấp đất đai nên yêu cầu Chủ tịch Hội đồng hòa giải rời phiên hòa giải vào hôm khác hoặc bổ sung thành phần này để phiên hòa giải có đầy đủ thành phần. Tránh trường hợp buổi hòa giải tranh chấp đất đai không đủ thành phần thì Biên bản hòa giải sẽ không được tòa án chấp nhận. Sau đó, lại phải hòa giải lại dẫn đến việc mất công sức, thời gian và chi phí đi lại.


Kinh nghiệm thu thập chứng cứ qua buổi hòa giải tranh chấp đất đai.

Thực tế, có rất nhiều vụ án đất đai khi bạn tham gia giải quyết mà khách hàng không có tài liệu, chứng cứ gì trong tay, cũng không hề biết bên kia đối thủ đang giữ những tài liệu, chứng cứ gì. Vì vậy, ở phiên hòa giải tại UBND xã là cơ hội tốt để có thể thu thập chứng cứ cần thiết.


Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp đất đai bằng con đường hành chính

Nếu giải quyết tranh chấp đất đai bằng con đường hành chính thì bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:


Không phải trường hợp tranh chấp đất đai nào cũng có thể giải quyết bằng con đường hành chính. Mà chỉ những tranh chấp ranh giới, mốc giới đất, tranh chấp đất đai chưa có giấy tờ về quyền sử dụng đất… thì mới thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện, tỉnh.

Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của UBND huyện, tỉnh vẫn có thể sẽ bị khởi kiện ra tòa.

Thời gian giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính.

Luật quy định thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính là từ 45 ngày đến 90 ngày. Tuy nhiên, trong thực tế hiếm khi UBND có thể giải quyết xong trong thời hạn như trên, thậm chí có thể kéo dài đến vài năm, vì vậy mà bạn cần theo dõi sát sao và đốc thúc quá trình giải quyết tranh chấp.


Kinh nghiệm khi khởi kiện vụ án tranh chấp đất đai

Nếu giải quyết tranh chấp bằng con đường Tòa án bạn cần phải nắm được các vấn đề sau:


Thời hiệu khởi kiện vụ án tranh chấp đất đai;

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai;

Quan hệ pháp luật tranh chấp;

Tư cách của các đương sự trong vụ án tranh chấp đất đai;

Quy định của Luật nội dung liên quan đến tranh chấp.

Thu thập, đánh giá giá trị pháp lý của các tài liệu chứng cứ.

Thủ tục tố tụng tại Tòa án.

Kỹ năng tranh tụng tại Tòa án.


Trên đây là những kinh nghiệm giải quyết tranh chấp đất đai của Luật Hùng Sơn muốn chia sẻ tới quý bạn đọc. Mọi thắc mắc vui lòng để lại thông tin dưới bài viết.

5 views0 comments

Recent Posts

See All

Luat Hung Son

Việc tham khảo, tìm luật sư tư vấn góp phần hạn chế rủi ro pháp lý, tranh chấp về sau, ngăn chặn các hành vi “vi phạm pháp luật” và nâng cao sự hiểu biết pháp luật về mọi lĩnh vực dân sự, doanh nghiệp

Post: Blog2_Post
bottom of page